HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM TRƯỜNG THCS BÌNH MINH

Tổ Toán – Lí – Tin – Công nghệ tổ chức tiết dạy Stem “Lắp ghép và lập trình Robotics đơn giản.” Thông qua tiết dạy học sinh hiểu được lợi ích cơ bản của STEM Robotics là giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức từ 4 lĩnh vực gồm: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào thực tế thông qua các chương trình trải nghiệm như lắp ráp robots, thiết kế mô hình,… Từ đó kích thích học sinh đam mê học tập các bộ môn STEM hơn, mở ra tương lai tươi sáng cho học sinh trong kỉ nguyên số.

Học sinh nghiên cứu lắp ráp Robot

  Thông qua tiết dạy học sinh phần nào hiểu được những giá trị mà  STEM Robotics mang lại như

          Xây dụng và hình thành các kỹ năng mềm: tư duy chiến lược, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. Tạo cơ hội giao lưu cho các em học sinh với các bạn bè trong và ngoài nước trong cộng đồng học STEM nói chung,

BGH nhà trường quan tâm động viên tới CLB

 

          Xây dựng một môi trường học tập tích cực, thân thiện tư duy sáng tao, năng động và trách nhiệm. Phát triển kỹ năng khoa học và kỹ thuật bao gồm: đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề, tìm hiểu, phân tích và giải quyết dữ liệu, lập luận dựa trên các thông tin đã biết; thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin. Với nền tảng là thông qua sư thiết kế, sáng tạo và lắp ráp các mẫu robot của các em.

          Thúc đẩy các em khám phá và tìm hiểu khoa học, kỹ năng sử dụng máy tính, lập trình thông qua phần mềm lập trình đơn giản và trực quan. Và đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật thông qua phần mềm kỹ thuật đi kèm.

          Tạo sự cạnh tranh và cơ hội giao lưu cho các em học sinh với các bạn bè trong và ngoài nước trong cộng đồng học STEM nói chung

Niềm vui của nhóm sau khi hoàn thiện sản phẩm

Tổ Sinh – Hóa – Địa – NN với chuyên đề: “Thiết kế bình sục khí Oxi”. Chuyên đề giúp GV đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; tạo điều kiện để các nhóm học sinh giới thiệu với thầy cô giáo và bạn bè kết quả của quá trình vận dụng kiến thức một số môn học như Toán, Lí, Công nghệ vào thực tiễn. Tạo động lực để lan tỏa mô hình giáo dục STEM trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Phương điều hành tiết dạy

  Chuyên đề đưa ra các biện pháp để triển khai có hiệu quả giáo dục STEM trong nhà trường trên cả 3 mức độ: Dạy học theo chủ đề, hoạt động trải nghiệm và STEM nghiên cứu khoa học. Chuyên đề “Thiết kế bình sục khí Oxi” được thực hiện với thời lượng 02 tiết học với kiến thức nền bài Oxi – không khí (Hóa học 8). Bài học được tổ chức với sự hướng dẫn của Cô giáo Nguyễn Thị Thu Phương, giáo viên tổ Sinh – Hóa – Địa – NN thực hiện.

Học sinh nhóm 2 hăng say nghiên cứu chế tạo sản phẩm

 

    Thông qua bài học, học sinh đã nghiên cứu kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bình sục khí oxi; Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo được bình sục khí oxi từ các vật liệu thân thiện với môi trường như chai nhưa, ống nhựa; Vẽ được bản thiết kế bình sục khí oxi thân thiện với môi trường; Chế tạo được bình sục khí oxi theo bản thiết kế. Vừa học lại vừa khám phá, vừa biết thêm nhiều điều kỳ thú của thế giới khoa học, đó là điều học sinh thích thú ở tiết học STEM. Và “Thiết kế bình sục khí Oxi” chính là một tiết học như thế. Mặt khác, STEM giúp học sinh được tìm hiểu, khám phá và được rèn luyện khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình – những kĩ năng cực kì quan trọng. Các em còn luôn được khuyến khích đưa ra ý kiến cá nhân hoặc thuyết trình với nhóm tại lớp học. Đó cũng chính là phương pháp hữu hiệu giúp học sinh tự tin, tiếp thu các kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống hiệu quả nhất. 

Tiết học theo chủ đề STEM đã mang đến cho học sinh một sức hút thú vị thông qua những trải nghiệm thực tế, thực hành gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các em. Chuyên đề đã giới thiệu, hướng dẫn, giải đáp chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các nhóm khi thực hiện trong tiết học.

Sản phẩm của học sinh sau tiết dạy

Tác giả bài viết: Bùi Văn Nghị – Đoàn Thu Hường


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *